Cầu thang là bộ phận không thể thiếu trong không gian nội thất nhà cao tầng. Hiện nay có rất nhiều vật liệu để thiết kế cầu thang với nhiều hình dáng độc đáo khác nhau, nhưng có lẽ để tạo nên sự sang trọng chỉ có cầu thang gỗ và kính, vậy nên chọn cầu thang kính hay gỗ tự nhiên cho đẹp? Dựa vào những ưu nhược điểm từng loại chúng ta sẽ có sự lựa chọn chính xác.
Những mẫu nhà cao tầng sẽ kết nối không gian các tầng bằng chi tiết cầu thang và vì thế khi thiết kế các mẫu nhà phố, nhà ống, gia chủ rất bận tâm về vị trí đặt cầu thang, hình dáng cầu thang và chất liệu cầu thang… Bên cạnh đó cầu thang còn là chi tiết quan trọng trong phong thủy nhà ở.
Xuất hiện trên thị trường nhiều loại vật liệu để làm cầu thang, các gia chủ thường không biết nên thiết kế cầu thang bằng gì , nên chọn lựa ra sao để phù hợp với ngôi nhà cũng như chi phí đầu tư. Từ lâu, cầu thang gỗ tự nhiên đã chiếm vị trí top đầu được lựa chọn rất nhiều thay vì những bậc cầu thang bê tông cốt thép thông thường.
Nhưng sau đó vì giá cả khá đắt đỏ nên người dùng có xu hướng chuyển sang chọn thiết kế cầu thang vật liệu gỗ công nghiệp và cầu thang kính sang trọng. Để có sự lựa chọn đúng đắn giữa cầu thang kính và gỗ , chúng tôi có sự so sánh khách quan giữa 3 loại cầu thang.
Đặc điểm của cầu thang gỗ tự nhiên.
1. Nguyên liệu gỗ thiết kế cầu thang
Các loại vật liệu gỗ tự nhiên để thiết kế cầu thang rất đa dạng và phong thủy mang lại những nét đẹp riêng và có những ưu điểm riêng. Tuy nhiên trên thực tế chúng ta thấy rằng mỗi loại gỗ lại có giá cả, chi phí khác nhau, có loại gỗ quý cao cấp, có loại gỗ bình thường, thông dụng.
Hiện nay, gỗ căm xe là loại vật liệu gỗ dùng làm thiết kế cầu thang nhiều nhất. Không chỉ phổ biến làm cầu thang gỗ, gỗ căm xe còn đóng vai trò quan trọng trong ngành công nghiệp sản xuất đồ gỗ.
Gỗ căm xe được dùng để sản xuất hầu như tất cả các sản phẩm nội thất gỗ, từ các sản phẩm gỗ thủ công mỹ nghệ, các vật phẩm gỗ phong thủy cho đến bàn, ghế, giường, tủ, kệ, sàn gỗ,… Gỗ căm xe có màu vàng nghệ và các đường vân gỗ đẹp, tỷ lệ đồng màu cao. Ngoài ra, có rất nhiều các loại gỗ có thể sử dụng để làm cầu thang gỗ như gỗ lim, gỗ óc chó, gỗ sồi, gỗ… trong đó gỗ lim được coi là loại gỗ quý tạo nên vẻ đẹp đẳng cấp cho ngôi nhà.
2. Cầu thang gỗ với những kiểu dáng độc đáo muôn vẻ .
Với mỗi loại không gian nhà khác nhau thì việc lựa chọn những thiết kế cầu thang gỗ phù hợp cũng là một vấn đề được quan tâm khá nhiều. Với không gian diện tích ngôi nhà lớn, công việc lựa chọn kiểu dáng cầu thang gỗ phù hợp trở nên đơn giản hơn rất nhiều. Các kiểu cách cầu thang gỗ phổ biến như cầu thang thẳng, cầu thang uốn cong, cầu thang dây cáp, cầu thang xương cá, cầu thang gỗ chữ L hay cầu thang gỗ đổi chiều 180 độ là những lựa chọn khá phù hợp cho không gian lớn trong ngôi nhà của bạn. Với sự đa dạng kiểu dáng như vậy bạn tha hồ lựa chọn.
Đối với những mẫu thiết kế nhà có diện tích nhỏ như nhà 3 tầng 50m2 , 60m2 việc thiết kế và xây dựng cầu thang gỗ vẫn phải đảm bảo các yêu cầu về chiều ngang để không làm ảnh hưởng đến chất lượng của công trình. Cầu thang gỗ cho không gian nhỏ thường có độ rộng khoảng 0,9-1,2m, độ cao mỗi bậc là 150mm, chiều rộng là 300mm. Việc thiết kế kích thước phù hợp sẽ đảm bảo các yêu cầu về mặt thẩm mỹ và đảm bảo về mặt đi lại của các thành viên trong gia đình. Để đảm bảo các yếu tố về kỹ thuật như kích thước, khoảng cách, vị trí của cầu thang, bạn nên tìm một đơn vị thiết kế nhà uy tín khi chuẩn bị xây nhà.
3. Ưu nhược điểm của cầu thang gỗ
Ưu điểm của cầu thang gỗ tự nhiên:
- Có tuổi thọ cao: có phần thịt gỗ chắc chắn, dẻo dai nên đảm bảo trong quá trình sử dụng được bền lâu, bên cạnh đó do không bị hư hỏng trong môi trường ẩm ướt và rất bền trong môi trường khô ráo. Mỗi loại chất liệu gỗ đều có một tuổi thọ khác nhau, tuy nhiên nếu bảo quản trong điều kiện tốt, tránh được các tác nhân hư hại, tránh môi trường khắc nghiệt, hạn chế nước, mối mọt,… thì có thể giữ được độ bền rất lâu.
- Tính thẩm mĩ cao: Đây là lý do quan trọng khiến nhiều người phải đắn đo chọn cầu thang gỗ dù cho chênh lệch về giá cả. Cũng giống như những chi tiết nội thất gỗ khác, cầu thang gỗ mang một vẻ đẹp sang trọng cổ xưa, tự nhiên, thoải mái và gần gũi. Với màu sắc tao nhã, nhẹ nhàng, bắt mắt, thường là màu trung tính và vàng đất, cầu thang gỗ mang lại sự ấm áp và biểu hiện sự phú quý của ngôi nhà. Vẻ đẹp của cầu thang gỗ là vẻ đẹp của sự bề thế, của cốt cách truyền thống.
Trong thiết kế và thi công nội thất, chất liệu gỗ tự nhiên có thể kết hợp với nhiều chất liệu khác từ thô sần, gai góc đến bóng nhẵn. Đặc biệt,khi ứng dụng trong điều kiền cần có sự linh hoạt, thì chất liệu gỗ luôn dễ dàng bài trí với nhiều kiểu hình khối và phong cách khác nhau, ứng dụng cả kiến trúc truyền thống và hiện đại.
- Tạo hình đa dạng: Cầu thang gỗ dễ dàng thiết kế được các hình dáng khác nhau vô cùng độc đáo cũng như dễ dàng trang trí, ứng biến linh hoạt phù hợp với từng không gian kiến trúc.
- Có thể tận dụng được nguyên liệu gỗ sẵn có của gia đình để thi công; hoặc dùng gỗ đã cũ nhưng phải đảm bảo chất lượng.
Nhược điểm:
- Giá thành cao hơn so với các loại chất liệu khác. Vì thế dù có yêu thích chất liệu gỗ tự nhiên thì nhiều gia đình vẫn băn khoăn; nên chọn cầu thang kính hay gỗ tự nhiên cho nhà mình.
- Điều kiện khí hậu nóng ẩm, hanh khô đặc trưng của nước ta; có thể ảnh hưởng trực tiếp đến đồ bền của cầu thang gỗ như khả năng co giãn của gỗ; dẫn đến dạn nứt, mối mọt, cong vênh, mực nát. Chính vì vậy, khi phát hiện dấu hiệu bất thường, cần nhanh chóng có những biệt pháp để khắc phục; gia công và sửa chữa kịp thời để tiếp tục sử dụng.
- Cẩn trọng với mối mọt sau một thời gian sử dụng.
- Với những ngôi nhà ống nhỏ hẹp như các mẫu nhà 3 tầng 60m2 hay 50m2; chúng ta không nên làm cầu thang gỗ tự nhiên với kích thước lớn; hoặc bề thế vì sẽ làm không gian bó bách hơn, không có độ thoáng.
4. Cầu thang gỗ tự nhiên phù hợp với không gian nào ?
Những ngôi nhà có phong cách cổ điển truyền thống; hay truyền thống pha hiện đại lại rất ưa chuộng thiết kế cầu thang gỗ; tạo nên vẻ đẹp cổ kính; làm nổi bật phong cách cho toàn bộ không gian trong ngôi nhà. Góc thang hẹp, từng bậc thang lượn theo chiếu nghỉ rất mềm mại; tính thẩm mỹ cao hơn hẳn các loại cầu thang bê tông cốt thép thông thường.
Tuy nhiên trong những mẫu nhà hiện đại cũng có thể sử dụng cầu thang gỗ ;với những kiểu tạo hình hiện đại đơn giản hơn.
Bên cạnh việc không nên làm cầu thang gỗ tự nhiên cho nhà hiện đại nhỏ hẹp; chúng ta nên chọn cầu thang kính tay vịn gỗ; kết hợp với tìm hiểu nhà chật nên sơn màu gì; để giúp không gian nhà cao tầng thoáng rộng hơn.
Đặc điểm của cầu thang kính
1. Cấu tạo và phân loại cầu thang kính
Cấu tạo của cầu thang kính:
Về cơ bản, cầu thang kính có cấu tạo giống với các loại cầu thang thông thường; nhưng thay vì sử dụng sắt, thép, inox hay bê tông; cầu thang kính sử dụng loại kính cường lực cực bền để làm vách lan can bảo vệ; hoặc làm bục cầu thang.
Một số loại trụ cầu thang kính được làm từ gỗ và inox – Nên chọn cầu thang kính hay gỗ có trụ
- Phần trụ: có thể làm bằng inox nhôm hay gỗ theo các dạng trụ ngắn hoặc trụ dài hoặc không trụ.
- Tay vịn: tay vịn thường được làm từ kim loại inox hoặc dùng gỗ, nhựa; chúng được thiết kế với nhiều mẫu mã khác nhau để phù hợp với nhiều không gian; dễ lắp đặt và phối hợp với nội thất ngôi nhà.
- Pat và kẹp kính: Dùng cho loại cầu thang cần không gian rộng; pat đơn hoặc pat đôi được bắt vào bên sườn cầu thang để dựng kính lên.
- Lan can :
Phân loại cầu thang kính
Phân loại theo cấu tạo cầu thang kính:
- Cầu thang kính không có tay vịn
- Cầu thang kính với tay vịn
- Cầu thang kính tay vịn Inox
- Cầu thang kính dùng tay vịn gỗ
Phân loại cầu thang kính theo hình dáng cầu thang:
Cầu thang kính cường lực được chia thành 2 loại là cầu thang thẳng và cầu thang cong. Tùy thuộc diện tích không gian sử dụng mà lựa chọn 1 trong 2 kiểu cầu thang phù hợp. Nếu cầu thang thẳng tạo vẻ đẹp hiện đại, sang trọng cho những không gian rộng rãi ;thì cầu thang cong để lại ấn tượng mạnh mẽ cho những không gian nhỏ hẹp; có ưu thế về chiều cao.
2. Phân tích ưu nhược điểm của cầu thang kính
Ưu điểm:
Cầu thang kính cường lực được ứng dụng trong các công trình nhà ở, văn phòng; nhà hàng khách sạn là nhờ những ưu điểm nổi bật sau.
- Khung cầu thang kính rộng kết hợp với bậc thềm kính trong suốt; để lại ấn tượng mạnh mẽ cho không gian sử dụng, đặc biệt; tạo nên cấu trúc thang vô cùng chắc chắn, vững chãi.
- Nhờ sử dụng vật liệu kính cường lực nên cầu thang có thể phản chiếu ánh sáng tối đa; giúp khu vực này luôn sáng sủa và thoáng đãng.
- Tính thẩm mĩ ngày càng cao và khắc phục được sự nhàm chán.
- Khi kết hợp với vật liệu inox hay nhôm định hình, cầu thang kính cường lực; có thể giảm tải trọng chịu lực cho toàn bộ công trình; nhờ đó, cầu thang kính cường lực là sự lựa chọn lý tưởng cho các công trình lớn; quy mô như trung tâm thương mại, siêu thị, công ty,…
- Khí hậu Việt Nam oi nồm và nóng nực, vì thế, sử dụng cầu thang kính cường lực ;sẽ phòng tránh tình trạng ẩm mốc như cầu thang gỗ hay han gỉ; như cầu thang kim loại, đồng thời tạo cảm giác mát mẻ khi đi lại trên bậc cầu thang.
- Không bị mối mọt như cầu thang gỗ tự nhiên sau quá trình sử dụng lâu dài, để không phải chống mối mọt .
- Cầu thang kính cường lực dễ vệ sinh, lau chùi, tăng vẻ sáng sủa; và sạch sẽ cho không gian sử dụng.
- Cầu thang kính cường lực bền bỉ, tạo cảm giác an toàn cho người sử dụng; cũng như tiết kiệm chi phí bảo trì trong quá trình sử dụng.
Nhược điểm của cầu thang kính:
- Cầu thang kính khó thiết kế họa tiết trang trí, khó tạo được nhiều kiểu dáng độc đáo và không linh động trong các công trình kiến trúc khác nhau như cầu thang gỗ, cũng vì thế mà nhiều người nói cầu thang kính khô cứng và không biết nên chọn cầu thang kính hay gỗ tự nhiên . So với gỗ tự nhiên, cầu thang kính khó làm những thiết kế với các đường cong uốn lượn; hoặc các thiết kế cầu kỳ phức tạp khác.
- Có nên lắp cầu thang kính khi chất kính cường lực nếu bố trí không khéo; sử dụng quá nhiều trong thiết kế dễ gây phản tác dụng. Không gian sẽ quá sáng gây chói mắt, khó tập trung và lâu ngày không tốt cho thị giác.
3. Cầu thang kính phù hợp với những công trình nào ?
Với mẫu mã và thiết kế đa dạng không chỉ góp phần tạo nên không gian trẻ trung; thanh thoát cho các căn nhà hiện đại mà còn đặc biệt thích hợp; với những căn hộ có diện tích nhỏ; giúp tiết kiệm tối đa diện tích mà vẫn toát lên vẻ đẹp sang trọng của ngôi nhà.