Hiện tượng nền nhà bị xuống cấp, lún sụt hay thấp hơn mặt đường luôn là nỗi lo ngại đối với các gia đình. Vì thế giải pháp thi công nâng nền nhà được cho là sự cứu cánh. Tuy nhiên kinh nghiệm nâng nền nhà không phải ai cũng biết vì nó tồn tại nhiều vấn đề rất nan giải như vật liệu, chi phí, thời gian nâng nền.
Nâng nền nhà là gì? Khi nào cần phải nâng nền nhà ?
Nâng nền nhà là một giải pháp kỹ thuật nhằm nâng chiều cao nền nhà bằng cách đắp thêm vật liệu khi nền nhà cũ đang bị xuống cấp hoặc để đáp ứng các yêu cầu khác. Đây là một trong những biện pháp cải tạo nền nhà được sử dụng rất phổ biến và trong nhiều trường hợp khác nhau. Các trường hợp cần áp dụng kinh nghiệm nâng nền nhà như sau:
- Nền nhà thấp hơn mặt đường do sự thay đổi của công trình. Điều này khiến ngôi nhà của bạn thường xuyên chịu ảnh hưởng của bụi bặm, nước mưa tràn vào rất bất tiện và mất vệ sinh.
- Nền nhà bị xuống cấp do thời gian sử dụng lâu dài cần cải tạo hoặc xuống cấp do quá trình thi công nền không chắc chắn, bị sai về mặt kết cấu gây nên hiện tượng sụt lún ảnh hưởng nhiều đến sinh hoạt và an toàn của các thành viên trong gia đình. Nền nhà bị bong vỡ, nứt nẻ làm mất tính thẩm mĩ của ngôi nhà, kinh nghiệm nâng nền nhà để đảm bảo tính thẩm mĩ thì không phải điều dễ dàng.
- Nâng nền nhà để tránh ngập lụt: đặc biệt ở những khu vực trũng hoặc gần sông biển thì nền nhà thường được nâng cao lên để tránh nước tràn vào nhà. Nước cuốn theo những rác rưởi cuốn vào nhà sẽ gây mất vệ sinh nên cần nâng cao nền.
- Nâng nền nhà theo phong thủy: Điều chỉnh độ cao thông thủy giữa nền nhà và trần đến con số hợp phong thủy.
- Do nền nhà bị nước đọng nước nên cần tôn cao hơn.
Tư vấn kinh nghiệm nâng nền nhà với quy trình đơn giản
Bước 1: Quá trình khảo sát hiện trường cần nâng nền nhà kỹ lưỡng
Đo đạc kiểm tra chiều cao từ mặt đường đến trần nhà và từ nền cũ đến trần nhà:
- Trong trường hợp chiều cao từ đường đến trần cao hơn 3m thì nền nhà cần được nâng cao hoặc lớn hơn so với mặt đường. Độ cao nền nhà cần đảm bảo từ 10 – 20cm so với mặt đường. Nếu chiều cao này bạn đo được nhỏ hơn 2.8m thì bạn không nên nâng nền nhà vì đây là chiều cao chưa đảm bảo. Theo kinh nghiệm nâng nền nhà thì như vậy sẽ không an toàn.
- Chiều cao từ nền nhà cũ đến trần sẽ quyết định bạn nâng lên thêm bao nhiêu để phù hợp với mặt đường cũng như phù hợp phong thủy khoảng thông thủy trong nhà.
Khảo sát thực tế hiện trường thật kỹ lưỡng để xác định nguyên nhân cần nâng nền:
- Nền nhà sụt lún do kết cấu sai khi thi công: Công tác nâng nền phức tạp hơn, kinh nghiệm nâng nền nhà cao hơn, yêu cầu công tác gia cố nền như đầm nền chặt hơn hoặc xem lại phương án móng phù hợp chưa.
- Nâng nền do các nguyên nhân khác (thời gian sử dụng, nâng cao hơn mặt đường… ): Xem xét nâng nền có phù hợp với khả năng chịu tải của ngôi nhà không, có cần nâng thêm cửa sổ, mái nhà, trần nhà không, khung chịu lực có đảm bảo không…Đó là những vấn đề kết cấu quan trọng đảm bảo sự vững chắc và an toàn của ngôi nhà.
Bước 2: Xử lý nền nhà cũ sạch sẽ trước khi thi công
Trước tiên cần làm vỡ bề mặt gạch cũ để đội ngũ kỹ thuật sẽ kiểm tra và thay thế các kết cấu kỹ thuật bị hư hỏng bên dưới.
Sau khi hoàn thiện việc thay thế kết cấu cũ sẽ dọn sạch sẽ và làm bằng phẳng nền cũ.
Chuẩn bị các dụng cụ và vật liệu để thi công nâng nền cần thiết do đội thợ chuẩn bị.
Bước 3: Tiến hành thi công nâng nền
- Kiểm tra và thay thế các hệ thống kỹ thuật bị hư cũ bên dưới nền
- Đổ lớp cát hoặc xà bần hay các vật liệu nhẹ đến độ cao nền cần nâng. Theo kinh nghiệm nâng nền nhà thì lưu ý cần trừ hao đi 8cm.
- Tưới nước tạo độ ẩm rồi đầm thật kỹ tạo độ nén đúng tiêu chuẩn.
- Cán lớp bê tông đá mi dày 5cm để làm cứng nền.
- Lớp vữa tạo dốc về hướng thoát nước chỗ mỏng nhất dày ít nhất 2cm
- Lát gạch hoàn thiện được lựa chọn loại gạch phù hợp.
Chi phí thi công nâng nền nhà bao nhiêu ?
Các đội thợ có kinh nghiệm nâng nền nhà cũng rất khó có thể tính chắc chắn chi phí nâng nền nhà hết bao nhiêu tiền vì nó ảnh hưởng đến rất nhiều vấn đề khác và nhiều thứ phát sinh mà không thể nói trước được.
Trên thực tế tất cả những báo giá cụ thể đêu là vô nghĩa vì khi kiểm tra hiện trạng và kết cấu móng nền mới biết được có nhiều trường hợp khi nâng nền nhà cao khoảng 1m thì toàn bộ cấu trúc ngôi nhà bị phá vỡ hoàn toàn, gần như là xây mới. Trần nhà cao thì không phải nâng trần nhà nhưng nếu trần nhà thấp cũng mất công sức nâng trần. Thông thường nếu chỉ nâng riêng nền thì không mất nhiều chi phí nhưng bên cạnh đó có nhiều gia đình khi nâng cao lên là toàn bộ đều phải cùng nâng lên.
Ví dụ như sau: Kinh nghiệm nâng nền nhà 60m2 lên 1m thì các chi phí :
- Nâng nền nhà, lót mới gạch men sàn nhà.
- Đi lại đường ống nước mới.
- Đi lại dây điện mới, nâng tạp lô tổng lên, nâng ổ điện lên.
- Nâng cửa nhà lên, tức là phải cắt bỏ một phần cửa, nếu 2 lớp cửa thì cắt bỏ 2 lớp cửa.
- Sửa lại cầu thang theo số bậc (sinh lão bệnh tử)
- Nâng cửa thông gian từ phòng khách vào nhà bếp
- Nâng bàn thờ, nâng nhà bếp, nâng phòng tắm, thay máng đèn…
Thực tế phát sinh là như vậy, với diện tích 60m2 mà mất cả gần trăm triệu; thời gian thi công nâng nền cũng mất 15 ngày.
Những lưu ý cần ghi nhớ khi thi công nâng nền nhà
Thứ nhất nâng nền nhà có phải xin phép không ?
Theo Sở xây dựng thì chỉ cần xác nhận của chủ nhà kế cận khi công trình ảnh hưởng trực tiếp đến quyền sở hữu; quyền sử dụng hợp pháp của gia chủ kế cận.
Vậy nâng nền nhà có cần phải xin phép không ? Với dạng sửa chưa này thì hoàn toàn không làm ảnh hưởng đến công trình kế cận; cũng không làm ảnh hưởng đến kết cấu và độ an toàn của công trình nên được miễn giấy phép. Ngoài nâng nền nhà, một số hạng mục sửa chữa cũng được miễn giấy phép đó là gia cố nền; cải tạo chống lún sụt, nâng gác, nâng mái nhà, công trình phục vụ trồng trọ;, chăn nuôi trên đất nông nghiệp của các hộ dân dạng bán kiên cố.
Người dân cũng có thể không cần xin giấy phép khi thay đổi bố cục nội thất; cửa, cầu thang hay làm tầng lửng.
Miễn giấy phép với các trường hợp trên sẽ giúp gia chủ có thể cải tạo sửa nhà nhanh chóng; tiết kiệm nhiều thời gian và tiền bạc.
Nhà cấp 4 muốn nâng nền, nâng mái hay thay tôn mái không cần xin giấy phép theo điểm G; Điều 4, quyết định 68/2010/QĐ-UBND ngày 14-9-2010 của UBND thành phố. Nhưng trước khi khởi công chủ đầu tư đăng kí sửa chữa công trình theo mẫu 4; phụ lục 2 ban hành kèm theo quyết định này ở UBND phường, thị trấn hay xã cư trú; để được chính quyền kiểm tra và theo dõi thi công.
Thứ hai, chú ý cách nâng nền nhà bảo đảm được tính cân đối của ngôi nhà; không mang lại cảm giác thấp hơn
Chọn đội thợ uy tín và có kinh nghiệm nâng nền nhà lâu năm để thi công. Hãy kiểm tra bản vẽ, tiến trình thi công thật kỹ trước khi thi công.
Nếu không tiến hành nâng trần, bạn nên tham khảo những điều sau đây:
- Thay đổi diện tích, kích thước các cửa ra vào và cửa sổ:;Kích thước cửa cũ chỉ phù hợp với nền nhà cũ ; vì thế chúng ta cần nâng hệ thống cửa để phù hợp với nền mới nâng.
- Thay nội thất: Chọn bộ bàn ghế chân thấp để ăn gian chiều cao của trần nhà .
- Thay vì dùng những vật treo tường kích thước lớn, nên chọn những loại treo tường kích thước nhỏ hơn.
- Trang trí trần nhà bằng những tone màu sáng, họa tiết nhỏ dần về phía giữa:;cách này mang lại hiệu quả tạo cảm giác trần nhà cao hơn.
- Sử dụng màu sơn có gam màu sáng.
Thứ ba, nên lựa chọn loại vật liệu nâng nền nào tốt nhất
Ngoài việc phải chuẩn bị gạch lát nền mới để hoàn thiện thì vật liệu tôn nền là không thể thiếu. Trước đây người ta thường dùng cát, xỉ than để tôn nền nhưng những vật liệu cũ đó quá ọp ẹp không đủ chắc chắn và sử dụng lâu dài. Sau này vật liệu phổ biến là đất, có nhiều loại đất được sử dụng để đầm nền nhà hoặc sử dụng xốp nhưng đều có tính chịu lực kém khiến nền nhà nhanh xuống cấp.
Hiện nay vật liệu được cho là hoàn hảo nhất cho việc tôn nền; nâng nền nhà đó là bê tông nhẹ. Bê tông nhẹ là loại vật liệu mới du nhập vào Việt Nam khoảng hơn chục năm gần đây. Nhưng loại vật liệu này đã kịp khẳng định tính ưu việt của mình trong ngành công nghiệp xây dựng. Ưu điểm của loại vật liệu này là có trọng lượng rất nhẹ, nhẹ hơn cát và xỉ than không làm ảnh hưởng đến kết cấu công trình.
Bên cạnh đó, bê tông nhẹ còn có ưu điểm vượt trội về độ cứng. Khi thi công điều kiện công trường, lúc đông cứng có thể lên đến 1-2 mpa. Gần bằng tiêu chuẩn gạch bê tông nhẹ dùng trong xây tường bao. Như vậy, theo thời gian sử dụng chúng ta không lo bị sụt lún như các vật liệu khác. Bê tông nhẹ chống thẩm thấu rất tốt; bởi vậy khi thi công sàn nhà nhất là khu vực vệ sinh; loại vật liệu này kết hợp, hỗ trợ rất tốt cho công việc chống thấm chủ động.
Nâng nền nhà có rất nhiều lí do nhưng trước hết chúng ta cũng phải xác định được nguyên nhân; và mục đích nâng nền để có sự tính toán chắc chắn. Kinh nghiệm nâng nền nhà đòi hỏi sự chuyên nghiệp; và chọn lựa phương án tối ưu nhất về vật liệu cũng như cách thi công. Các bạn có thể tham khảo thêm các gia đình đã từng nâng nền để có sự chuẩn bị tốt nhất.