Ngoài yếu tố có tính quyết đoán tốt, khả năng phán đoán tinh tường trong mọi tình huống kinh doanh thì cũng cần có một môi trường làm việc thoải mái, hợp lý để giúp lãnh đạo, quản lý có một quyết định chính xác và kịp thời trong công việc.
Lựa chọn vị trí tốt cho phòng làm việc
Vị trí phòng làm việc của sếp là quan trọng nhất, là mấu chốt sự thành bại doanh nghiệp. Trên nguyên tắc thì phòng làm việc nên ở phía sau cửa ra vào văn phòng công ty, như thế sẽ dễ dàng nắm bắt và quan sát nhân viên và theo phong thủy vị trí đó sẽ khiến nhân viên sẽ kính trọng họ hơn.
Ngược lại nếu thiết kế vị trí của sếp ở gần cửa sẽ dẫn đến hiện tượng “vua nhọc, tôi nhàn”. Sếp việc gì cũng phải tự làm, nhân viên thì khá bị động, không có tinh thần trách nhiệm đối với cửa hàng.
Vị trí của sếp có thể thiết kế ở hướng Tây Bắc; bởi vì Tây Bắc là vị trí quẻ Càn. Theo quan niệm quẻ Càn chỉ người làm chủ mọi sự; đây là hướng lý tưởng nhất cho người đứng đầu.
Thiết kế bố trí gian phòng làm việc thông thường thì chức vụ càng cao càng ngồi phía sau. Hơn thế sẽ có thể nhìn rõ từ trong ra ngoài. Khi sếp đưa ra các quyết sách sẽ đảm bảo tính kín đáo, cản mật tiểu nhân lợi dụng để lộ ra ngoài.
Đường vào phòng của sếp nên thông thoáng. Mặc dù hầu hết phòng của sếp đều ở phía sau nhưng con đường dẫn từ cửa chính đến phòng; cũng không được cong gấp, khúc khuỷu, có đồ tinh tinh cản lối hoặc u tối. Như vậy trong phong thủy tài khí sẽ khó vào phòng làm việc gây trở ngại; ảnh hưởng đến công việc.
Hình dạng và diện tích
Hình dạng của phòng sếp hình chữ “L” dễ phạm vào đào hoa; và làm việc không công khai, minh bạch. Đây cũng là phòng không dễ tụ tài. Thêm vào đó, nếu cửa hàng nhiều cột nhiều góc dễ xảy ra cãi cọ, không dễ giao tiếp, hòa hợp với nhân viên và khách hàng.
Diện tích phòng sếp không nên quá to vì khí khó tụ sẽ tạo cảm giác cô độc và khiến công việc bị sa sút. Không phải cứ phòng càng to thì trông càng khí thế; nhưng nhỏ quá cũng nên tránh vì nó biểu hiện công việc kinh doanh có vẻ không được mở mang phát triển.
Hướng bàn
Trong phòng của sếp không nên có kính quá to, quá nhiều vì nó sẽ làm giảm tính riêng tư. Nên dùng rèm để trang trí. Bàn nên hướng ra cửa sổ hoặc nhìn thấy nhân viên, tốt nhất là thống nhất với chỗ ngồi của nhân viên; hoặc với cùng hướng với tòa nhà.
Nếu hướng ngồi của ông chủ ngược hướng ngồi của nhân viên; nhìn có vẻ nhân viên dễ tỏ ra phục tùng nhưng thực chất là chống đối; khó có thể chỉ huy thống nhất được, thậm chí nhân viên còn chân trong chân ngoài.
Ghế ngồi
Không nên đặt bàn ở chính giữa phòng hoặc ghế ngồi ở quá xa tường. Nguyên tắc là phía sau ghế ngồi phải có chỗ dựa (theo kiểu “tựa sơn, hướng thủy”), nhưng cũng không nên quá gần hoặc quá xa. Quá gần tường có vẻ như không có đường lùi, không có chỗ xoay chuyển. Quá xa tường thì ghế ở đằng sau không tụ, bị phân tán, đồng thời có thể để cho người khác đi qua sau lưng; không có cảm giác an toàn, yên ổn, dễ phạm tiểu nhân sát.
Phương pháp cải thiện: Có thể đặt phía sau bồn cây cảnh; rùa trang trí, vòi nước, đá đồ chơi, tranh sơn thủy để làm chỗ tựa.
Bàn ghế nên to hơn bàn ghế của nhân viên khác để có sự phân biệt rõ ràng.
Cửa phòng không được đối thẳng với cửa chính
Giám đốc, chủ quản cần sự yên tĩnh vắng vẻ để suy nghĩ quyết sách của công ty, cửa hàng. Nếu đối thẳng với cửa lớn sẽ bị khí trường của người qua lại xung đến dễ bị phân tâm.
Ngoài ra còn phải chú ý là không được đối thẳng với cửa phòng họp; hội nghị vì sẽ dẫn đến không tín nhiệm lẫn nhau, bất đồng về ý kiến.
Trong phòng không được có nhà vệ sinh
Trong phòng làm việc có nhà vệ sinh mặc dù rất thuận tiện; nhưng ngay cả không đối diện trực tiếp với cửa nhà vệ sinh thì lâu dần cũng sẽ bị uế khí; ảnh hưởng làm cho vận thế không phát triển được, cơ thể không thoải mái.