Thiết kế hệ thống cấp thoát nước cho nhà ở cùng với hệ thống điện là hai hệ thống quan trọng nhất mang tới sự tiện ích và cuộc sống văn minh, thoải mái cho ngôi nhà của bạn. Tuy nhiên, việc thiết kế cấp thoát nước cho nhà ở lại khá phức tạp và đòi hỏi phải có sự chuẩn bị ngay từ những bước đầu tiên trước khi khởi công xây dựng nhà ở.
Thiết kế hệ thống cấp thoát nước cho nhà ở qua từng giai đoạn
Để có được một hệ thống cấp thoát nước tốt thì quá trình thiết kế đóng một vai trò vô cùng quan trọng. Quá trình này được diễn ra qua 3 giai đoạn:
Giai đoạn 1: Sơ đồ nguyên lý thiết kế cấp thoát nước trong nhà.
Khi thiết kế hệ thống cấp thoát nước trong nhà, điều đầu tiên bạn nghĩ tới sẽ là làm sao để có được một sơ đồ nguyên lý của hệ thống cấp thoát nước trong nhà. Bởi lẽ sơ đồ nguyên lý hệ thống cấp thoát nước cho ta biết sơ lược được về đường ống cấp nước, đường ống thoát nước và đường ống nước thải, vị trí đồng hồ điện, máy bơm nước.
Giai đoạn 2: Triển khai mặt bằng thiết kế cấp thoát nước trong nhà.
Khi đã có sơ đồ nguyên lý thiết kế cấp thoát nước cũng như bản vẽ kiến trúc mặt bằng của ngôi nhà thì chính là lúc chúng ta triển khai những ý tưởng thiết kế cấp thoát nước cho nhà ở. Bố trí vị trí đặt các hộp gen chứa, các đường ống cấp nước, các đường ống thoát nước thải, thoát nước sao cho tiết kiệm không gian nhất; bố trí các các đường ống nước nóng và lạnh trên mặt bằng tiết kiệm nhất, đẹp nhất. Bên cạnh đó là các vị trí đặt đồng hồ nước, máy bơm nước, hay bể tự hoại sao cho hợp lý nhất để đảm bảo quá trình bảo trì, bả odưỡng dễ dàng nhất.
Giai đoạn 3: Chi tiết lắp đặt hệ thống thiết kế cấp thoát nước trong nhà
Sau khi triển khai mặt bằng thiết kế cấp thoát nước trong nhà, chúng ta chuyển đến bản vẽ chi tiết lắp đặt hệ thống cấp thoát nước. Ở giai đoạn này sẽ làm rõ từng bộ phận quan trọng như chi tiết bể tự hoại, chi tiết lắp đặt hệ thống ống nước trong nhà vệ sinh, chi tiết lắp đặt phễu thu nước mưa, nước thải trong sinh hoạt thể hiện trên mặt bằng, mặt đứng, mặt cắt để khi thi công công nhân sẽ dễ dàng nắm rõ được cách lắp đặt.
Giai đoạn 4: Lắp đặt hệ thống cấp thoát nước nhà ở theo quy trình
Quy trình lắp đặt vật liệu thường sẽ là giai đoạn sau cùng khi thi công phần thô của nhà đã hoàn chỉnh. Lắp đặt vào thời điểm xây thô xong giúp thợ thi công dễ dàng và không phải đục tường sau khi đã hoàn thiện.
Chọn vật liệu phù hợp hệ thống cấp thoát nước cho nhà ở
Về cơ bản, một hệ thống nước trong gia đình sẽ bao gồm 4 yếu tố:
- Hệ thống cung cấp và phân phối nước: bao gồm các đường ống dẫn vận chuyển nước từ nguồn nước đến các trang thiết bị sử dụng nước và từ bình nước nóng đến các thiết bị sử dụng nước nóng.
- Hệ thống thoát nước thải: Bao gồm các ống thoát nước và ống cống thu lượm chất thải từ các trang thiết bị, khu vực dùng nước đến nơi xử lý nước (bình/bể chứa, hệ thống thoát nước thành phố).
- Hệ thống thông khí: gồm các ống có tận dùng ở trên không trung, cao hơn mái nhà, được nối với hệ thống thoát nước để cung cấp khí cho hệ thống này.
- Máy móc, thiết bị sử dụng nước: là các thiết bị như máy giặt, máy rửa bát, bồn tắm, bồn cầu, bình nước nóng, vòi hoa sen… Cần lưu ý là các thiết bị này đều phải được thông khí và được trang bị các bẫy kín nước trong đường ống thải để đảm bảo ngăn được mùi khí từ hệ thống nước thải thoát ra.
Bạn có thể lắp đặt hệ thống cấp nước trực tiếp (dùng nước sách được cấp từ đường ống nước công cộng bằng áp suất thủy lực bên trong đường ống chính).
Bố trí và lắp đặt hệ thống nước sinh hoạt trong nhà
Khi thiết kế hệ thống cấp thoát nước cho nhà ở, đặc biệt là những nhà 2 tầng trở lên, cần tuân theo khá nhiều quy định, nguyên tắc để đảm bảo tốt tính năng và hiệu quả sử dụng. Đồng thời, phải đảm bảo được tính an toàn của hệ thống này với người sử dụng.
Do vậy, để thiết kế, lắp đặt hay sửa chữa hệ thống nước cho nhà hay các tòa nhà, cần thợ lành nghề, kỹ sư có chuyên môn, được cấp phép hoạt động, chứ bạn không nên tự lắp hay thuê một người không có tay nghề về làm được.
Các bộ phận của hệ thống cấp thoát nước cho nhà ở
- Đường cống chính của nhà, tòa nhà: Ống nằm ở vị trí thấp nhất và thường nằm ở dưới nền của tầng 1. Đường ống này tiếp nhận toàn bộ nước thải, chất thải từ các ống thoát của ngôi nhà, sau đó nó sẽ đưa hệ thống nước thải qua ra hệ thống cống của thành phố. Đường kính tối thiểu của đường ống này là 102mm.
- Cửa thăm: Thiết bị này có thể dùng để kiểm tra và làm sạch đường ống. Nó có nắp đậy kín với đường kính tối thiểu là 102mm.
- Ống thoát nước: Là các ống thu gom nước thải, nước vệ sinh của tòa nhà. Kích thường đường ống tùy thuộc vào nhu cầu sử dụng và trữ lượng chất thải của ngôi nhà.
- Trang thiết bị vệ sinh: Đây là các thiết bị sử dụng nước và thải nước bẩn vào hệ thông thoát nước như bồn rửa, máy giặt, bồn cầu….
- Ống thoát dọc: Ống chính theo phương đứng có đường kính tối thiểu là 78mm
- Ống ngang: Là các ống nằm ngang không nghiêng quá 45 độ, có đường kính tối thiểu là 38mm
- Bẫy nước, có tác dụng ngăn mùi, thường dùng để ngăn mùi thoát ra từ hệ thống thải mà vẫn đảm bảo cho tính năng thoát nước của ống được duy trì tốt.
- Thông khí: Các ống nối với hệ thống thoát nước để đảm bảo lưu thông không khí của hệ thống thoát nước, đường kính tối thiểu của nó là 38mm
Kích thước của các ống nước trong hệ thống cấp thoát nước nhà ở dân dụng
Dưới đây là cỡ ống nhỏ nhất cho từng thiết bị sử dụng:
- Ống cấp nước: Đường kính của đường ống cấp nước từ nguồn cấp chính (bể nước trên mái, máy bơm…) tới bình nước nóng hay tới nơi phân nhánh phải có kích thước tối thiểu là 20mm. Các ống nhánh, ống cấp nước cho các thiết bị phải có kích thước nhỏ nhất là 13mm
- Ống thoát nước: Ống thoát nước chính đường kính tối thiểu phải lớn hơn 102mm, ống thoát ngang của sàn, tối thiểu đường kích là 78mm; các thiết bị bồn tắm, bồn tiểu, máy giặt, chậu rửa đạt kích thước ống tối thiểu là 38mm; ống thoát sàn nhà tắm cũng có kích thước tối thiểu là 38cm. Kích thước đường ống thoát của bồn cầu ít nhất phải là 78mm
- Ống thông khí: Đối với ống chính, thẳng lên trời, kích thước đường kính của ống lớn hơn 78mm; các ống khác đường kính lớn hơn 38mm
Trường hợp làm ống cho biệt thự 2 tầng thì nên cân nhắc sử dụng kích thước ống lớn và chú trọng tới độ dốc hơn là khi thiết kế ống cho nhà cấp 4. Kể cả khi ở nhà cấp 4 nhưng lượng rác thải, chất thải của gia đình bạn nhiều (nhà chuyên làm sản xuất ….thì cũng nên chú ý thiết kế hệ thống thoát nước nhà ở với kích thước ống lớn hơn)
Các quy định về vật liệu và thiết bị ống cho hệ thống cấp thoát nước nhà ở
- Về vật liệu làm ống có thể sử dụng: Đồng, ống mạ kẽm, ống thoát nhựa PVC, ABS… Nên sử dụng các loại vật liệu theo quy định hoặc các loại vật liệu đã được kiểm nghiệm, đánh giá tốt trên thực tế.
- Ống nước thải: tốt nhất với đường ống nước thải nên dùng ống gang hoặc ống nhựa PVC
- Đối với ống nước sinh hoạt thì nên dùng ống đồng hoặc ống nhựa PPR, PEX…
Chú ý trong khi lắp đặt theo sơ đồ hệ thống nước trong nhà
- Không sử dụng nối chữ X trong hệ thống nước thải
- Không được lắp đặt nối chữ T trong hệ thống nước thải, trừ khi dùng cho ống thoát khí
- Không được sử dụng các mối nối phức tạp; hạn chế nối các đường ống nằm ngang trong hệ thống nước thải
- Tất cả các ống thải từ bồn cầu và ống thoát nước mưa phải được bố trí cửa thăm để cho phép người sử dụng có thể thông rửa toàn hệ thống
- Các cửa thăm phải được bố trí ở phía dòng chảy hướng lên của các bẫy nước và bố trí trực tiếp tại các bẫy nước của các ống thoát chính ngang, các ống xả rác. Bố trí cửa thăm ở những nơi có sự đổi hướng lớn hơn 45 độ của các đường ống thoát bồn cầu. Với những ống thoát chính theo phương thẳng đứng thì bố trí cửa thăm ở phía đáy của ống.
- Vị trí của các cửa thăm còn phải đảm bảo để ở vị trí dễ tiếp cận khi cần.
- Mỗi thiết bị vệ sinh phải có bẫy nước ngăn mùi riêng
- Các bẫy nước ngăn mùi phải được thông khí
- Các ống thải ngang có đường kính nhỏ hơn 78mm; thì cần điều chỉnh độ dốc theo hướng dòng chảy là 1/50
- Các bể chứa nước thải, bể phốt, hố ga phải kín khí, kín nước và phải được thống khí. Ống thông khí có thể nhỏ hơn 1 cỡ so với đường ống thải lớn nhất của gia đình.
Thiết kế hệ thống cấp thoát nước nhà ở có cần thêm hệ thống tái sử dụng?
Hệ thống tái sử dụng là hệ thống nước đã dùng; được thải ra từ bồn rửa mặt, bồn tắm, vòi sen; máy giặt còn đủ sạch để dùng lại, giúp bạn tiết kiệm nước. Điều này hoàn toàn do lựa chọn từ gia đình bạn. Để tiết kiệm nước thì bạn có thể dùng nước tái sử dụng cho hệ thống bồn cầu; ngăn mùi của thoát sàn hay dùng để rửa sân…
Hệ thống nước tái sử dụng này phải được cách ly hoàn toàn khỏi hệ thống nước sạch; và phải có bồn cấp, thoát riêng biệt, được thông khí đúng cách.
Bồn chứa nước tái sử dụng cần có đường ống chống tràn; được lắp đặt đúng quy cách để trách dội ngược khí. Đồng thời, nó cần có đường cấp nước bổ xung trong trường hợp; nước tái sử dụng không đủ để cung cấp theo nhu cầu sử dụng.
Hệ thống nước tái sử dụng phải được cách ly hoàn toàn khỏi hệ thống nước sạch (làm riêng ). Phải có bồn cấp riêng , thoát nước riêng và được thông khí đúng cách.
Các lỗi thường gặp khi lắp đặt thiết kế hệ thống cấp thoát nước nhà ở
Độ dốc của đường ống không đúng làm cho hệ thống cấp thoát nước bị sai lệch
Trong một số trường hợp, độ đốc của ống ngang có thể nhỏ hơn 1.5mm nheng độ dốc lý tưởng của nó lại là 6.5mm cho 30cm chiều dài ống (2%). Với độ đốc này, đường ống sẽ cho phép nước thải chảy chậm đủ để mang theo chất rắn và vét sạch thành của ống. Nếu ống dốc quá (lớn hơn 4%) sẽ khiến ống dễ bị tắc như ống có độ dốc không đủ bởi khi chất lỏng di chuyển quá nhanh sẽ để chất rắn ở lại phía sau.
Hệ thống cấp thoát nước nhà ở có bẫy nước không được thông khí
Bẫy nước và thông khí là bộ phận dễ bị hiểu sai nhất trong hệ thống cấp thoát nước nhà ở. Chứng năng chính của chúng là duy trì sự ngăn cách vệ sinh giữa không gian sinh hoạt và hệ thống nước thải. Nếu không có bẫy nước ngăn cách thì các mùi hôi thối; khí độc từ chất thải sẽ lan tỏa ra khắp nhà. Nếu thông khí không đúng cách; nước trong các bẫy sẽ bị hút hết để lại bẫy nước khô và không có tác dụng ngăn mùi.
Thông khí phẳng (nằm ngang) cho hệ thống cấp thoát nước nhà ở liệu có thật sự cần thiêt?
Nhiều gia đình làm hệ thống thông khí nhưng lại không làm thông khí nằm ngang.
Các thông khí cho bẫy ngăn mùi được chia làm 2 loại: loại ướt và loại khô.
Thông khí ướt sử dụng ống thoát quá khổ làm ống thông khí. Còn thông khí khô dùng các ống riêng chỉ có 1 chức năng cung cấp khí cho hệ thống. Cả hai loại này đều không có tác dụng nếu bị lấp kín. Tuy nhiên, thông khí ướt lại luôn được giữ thông thoáng; bằng sự rửa trôi của dòng nước thải chảy xuống. Tuy nhiên, nếu nước dùng để rửa trôi trong hệ thống thông khí khô lắp đặt sai cách; gây ra tắc do các chất thải mà nó mang theo cùng.
Cũng là vẫn đề liên quan tới ống thông khí nằm ngang; nhiều gia đình lại lắp ống thông khí ngang bên dưới lỗ xả tràn. Nếu điều này xảy ra, bất cứ phần nào của ống thông khí nằm dưới mực xả tràn; đều phải có khả năng thoát nước sau khi thiết bị bị tràn do ống thoát nước bị tắc.
Lỗi không làm đủ cửa thăm trong hệ thống cấp nước thoát nhà ở dân dụng
Cho dù toàn bộ hệ thống thoát nước được thiết kế tốt; và làm tỉ mỉ tới đâu thì vẫn không tránh khỏi nguy cơ bị tắc nghẽn. Cửa thăm giúp bạn thông tắc và làm sạch ống; nên được bố trí ở những vị trí có nhiều nguy cơ bị tắc; và phải là nơi thuận tiện cho bạn thao tác. Một số vị trí nên bố trí cửa thăm như ở đường ống chính tòa nhà thoát ra ngoài; đường ống đứng gặp đường ống ngang, nơi đường ống chuyển hướng…. Đặc biệt trên mỗi đoạn ống dài khoảng 30m thì cần phải bố trí ít nhất 1 cửa thăm.
Lỗi bố trí cửa thăm ở vị trí không tiếp cận được trong hệ thống cấp thoát nước nhà ở
Đây là một lỗi rất hay xảy ra. Cửa thăm nếu được lắp đúng cách sẽ cho phép thợ tiếp cận được; và có đủ không gian làm việc, khoảng trống ít nhất từ 30 đến 45cm. Tuy nhiên nhiều gia đình lại không tính toán tới khoảng cách này.
Hệ thống cấp thoát nước không đủ khoảng trống không khí
Muốn nước thải không bị hút ngược trở lại đường cấp nước; thì khoảng trống nhỏ nhất cần phải được duy trì giữa vòi nước; và lỗ xả tràn của thiết bị (bồn rửa). Điều nay rất hay xảy ra với vòi xịt, vòi hoa sen không có van vặn 1 chiều
Không đủ không gian xung quanh bệ xị và chậu
Nhà phố trật hẹp hay tận dụng gầm cầu thang làm nhà vệ sinh; khiến cho không gian nhà vệ sinh trật hẹp. Cần lưu ý rằng dù bạn có tận dụng diện tích ở đâu đi chẳng nữa; thì vẫn phải đảm bảo bố trí đủ không gian; để những người cao lớn trong gia đình cũng có thể sử dụng một cách thoải mái.
Áp lực và nhiệt độ van xả của bình nước nóng không được điều chỉnh đúng
Nếu không có thiết bị bảo vệ, khi nhiệt độ; và áp lực của nước nóng tăng cao sẽ gây ra nổi bình nước nóng. Để tránh xảy ra tình trạng này; bạn cần lắp đặt các van xả an toàn cho bình nước nóng; (nếu bản thân bình không được trang bị sẵn thiết bị này). Van xả an toàn sẽ giúp bình tự xả nước nóng ra ngoài; khi nước trong bình vượt quá nhiệt độ và áp suất cài đặt. Đường ống thoát của văn xả phải đảm bảo lắp đặt đúng độ dốc, đúng cỡ; không được có van để đảm bảo thoát nước của van khi xảy ra.