Việc nối cốt thép phải tuân theo tiêu chuẩn nghiệm thu được ghi trong hồ sơ thiết kế.
Nếu dùng tiêu chuẩn Việt Nam thì việc nối thép đọc trong tiêu chuẩn sau:
TCVN 4453-1995 Kết cấu bê tông và bê tông toàn khối – Quy phạm thi công và nghiệm thu
Trong tiêu chuẩn trên, việc nối chồng buộc cốt thép cột như sau:
- Với thép có gờ thì cùng mặt cắt không được nối quá 50% lượng thép. Cũng tức là thép được đặt nối so le nhau: Và khoảng cách tâm 2 mối nối của 2 thanh gần nhau phải cách nhau ít nhất là bằng chiều dài mối nối (khoảng lớn hơn 30d…)
- Không được nối thép tại những vị trí chịu lực lớn và chỗ uốn cong.
Vậy chúng ta nối thép cột ở vị trí nào ?
Cột nhà dân dụng chịu lực lớn tại vị trí chân cột (sát mặt dầm) và đầu cột (dưới mặt dầm). Chịu lực nhỏ tại vị trí giữa cột (đoạn giữa 1/3 cột). Biều đồ moment 1 khung phẳng như sau:
- Nhưng thực tế, nếu nối thép như vậy cực khó khăn; bởi muốn nối phải có dàn giá;, rồi phải có biện pháp chống đỡ thanh thép khỏi bị nghiêng lệch trước khi đóng ván khuôn. Nên đa phần, người ta nối tại vị trí mặt sàn. (Chỉ cần tăng lượng cốt đai lên tại vị trí mối nối để ổn định thép nối và lực uốn là được.
- Các bạn có thể nhìn vào biểu đồ nội lực 1 khung; thông dụng sẽ thấy rõ điều trên như hình trên:
- Nội lực cột tại chân cột và đầu cột là lớn nhất.
- Nội lực dầm tại 2 đầu dầm (phần mặt dầm) và đoạn bụng dưới giữa dầm là lực lớn nhất. Do đó không nối thép ở các vị trí này. Lý do: vị trí đó có lực làm cho thép bị tuột nhau ra là lớn nhất.