Bài giảng Cơ học kết cấu 1: Chương 1 do ThS. Nguyễn Thị Ngọc Loan biên soạn nhằm mục đích phục vụ cho việc giảng dạy. Nội dung bài giảng gồm: Đối tượng và nhiệm vụ môn học, sơ đồ tính của công trình, phân loại công trình, các nguyên nhân gây ra nội lực, biến dạng, chuyển vị, các giả thiết – nguyên lý cộng tác dụng.
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC HÀ NỘI
KHOA XÂY DỰNG
BỘ MÔN: SỨC BỀN – CƠ HỌC KẾT CẤU
CƠ HỌC KẾT CẤU 1
THS NGUYỄN THỊ NGỌC LOAN
HÀ NỘI – 2017
CHƯƠNG 1: MỞ ĐẦU MÔN HỌC
1.1 ĐỐI TƯỢNG VÀ NHIỆM VỤ MÔN HỌC
1. Định nghĩa: Cơ học kết cấu là một môn khoa học thực nghiệm, trình bày các phép tính để kiểm tra độ bền, độ cứng và độ ổn định của công trình được chế tạo từ các vật thể biến dạng đàn hồi dưới tác dụng của các nguyên nhân như tải trọng, sự thay đổi nhiệt độ, chuyển vị cưỡng bức tại gối tựa…
- Tính công trình về độ bền: Đảm bảo công trình có khả năng chịu tác dụng của tải trọng và các nguyên nhân khác mà không bị phá hoại.
- Tính công trình về độ cứng: Đảm bảo công trình không có chuyển vị và rung động lớn có thể làm công trình mất trạng thái làm việc bình thường ngay cả khi vẫn đảm bảo điều kiện bền.