Người thợ thi công xây dựng phải luôn nắm rõ được quy trình đổ bê tông cột đúng kỹ thuật nhằm bảo đảm tiến độ thực hiện dự án.
Trong xây dựng luôn đề cao việc tiến hành theo đúng quy trình nhằm đáp ứng chất lượng cũng như tiến độ hoàn thành dự án hiệu quả. Và không ngoại lệ với quy trình đổ bê tông cột cần phải được tính toán và theo dõi chặt chẽ khi thợ xây có ý định muốn đổ cột, sàn hoặc đổ móng. Để hiểu sâu hơn vai trò và tầm quan trọng của quy trình này như thế nào, bài viết dưới đây chính là một câu trả lời thỏa đáng.
Các bước chuẩn bị trước khi đổ bê tông
Trước khi tiến hành bất kỳ loại công việc nào thì sự chuẩn bị trước luôn là tiền đề giúp quá trình diễn ra được suôn sẻ hơn. Càng bỏ nhiều công sức, thời gian từ khâu chuẩn bị, thiết kế cho đến khi thực hiện thi công càng nhiều thì khả năng xây dựng cũng thành công cao hơn. Vậy trước khi đổ bê tông, đâu là những hạng mục bạn cần chuẩn bị:
- Xem xét kỹ về thời gian, số lượng nhân lực cần, hạng mục máy móc,… hợp lý cho quá trình thi công đổ bê tông.
- Kiểm định trước về kích thước, hình dáng, có sai sót gì về khuôn đúc bê tông hay không.
- Số lượng nguyên vật liệu cần thiết cho việc thi công như xi măng, cát, đá, đai sắt thép,… bảo đảm về chất lượng yêu cầu đầu vào.
- Kiểm tra cẩn thận về giàn giáo, sàn thao tác, cốt thép hoặc chuẩn bị trước ván gỗ để tiến hành làm sàn thuận lợi cho người thi công.
- Đưa ra phương án đề phòng sự cố của máy đầm bê tông, nếu phát hiện hỏng hóc cần khắc phục ngay trước khi đổ bê tông.
- Làm sạch sẽ phần cốt thép, cốp pha để bắt đầu tiến hành thi công. Lưu ý luôn phải đảm bảo vệ sinh và sự an toàn cần thiết trong thi công.
Quy trình đổ bê tông cột tiêu chuẩn
Bước 1: Lấy máng thực hiện đổ bê tông sẵn vào khuôn.
Bước 2: Lưu ý chiều cao đạt chuẩn để đổ bê tông ước tính không quá 2.
Bước 3: Dọc đường thẳng đứng để đưa đầm vào bên trong. Thợ xây có thể dùng tới đầm dùi với yêu cầu chiều sâu mỗi lớp bê tông khoảng 30 – 50cm. Thời gian diễn ra quá trình đầm từ 20 – 40s và theo dõi cẩn thận tình hình, tránh làm lệch vị trí cốt thép.
Bước 4: Với cấu trúc nhà có cửa, khi tiến hành đổ bê tông cột thì cần phải bịt cửa lại trước. Sau đó, tiếp tục đổ phần bê tông phần trên.
Bước 5: Có hiện tượng bị rỗ ở lớp dưới cột khi tiến hành đổ bê tông cột. Do sự tồn đọng của các cốt liệu ở đáy cột. Để xử lý trường hợp này, thợ thi công phải đổ thêm 10 – 20cm lớp vữa xi măng dày trước khi tiến hành đổ bê tông cột.
Các lưu ý kỹ thuật khi đổ bê tông cột
Khi đổ bê tông cột thuộc bất kỳ dự án xây dựng nào. Dù là mức độ và quy mô lớn hay nhỏ thì người thợ luôn cần tuân thủ theo các thông số và lưu ý kỹ thuật. Giúp quá trình đổ được diễn ra thuận lợi nhất:
Trước khi đổ bê tông
Dọn vệ sinh phần bê tông ở giữa cốt thép bằng nước sạch thật nhiều lần. Tiếp tục tưới nước xi măng dạng loãng lên để kết dính phần bê tông mới cũ lại cùng nhau. Cân nhắc kỹ khi có yêu cầu chèn thêm cốp pha vào giữa khe cột cùng tường nhà. Trên các cột sát tường nhà bên cạnh vì khả năng cao sau này sẽ khó tháo dỡ. Bạn có thể điều chỉnh lại bằng cách chèn thêm tấm xốp thay tấm cốp pha. Và hoàn thành việc đầu tiên trong quy trình đổ.
Trong khi đổ bê tông
- Tránh duy trì khoảng cách quá 1.5 – 2m khi đo độ chiều cao rơi tự do của bê tông, tránh gây phân tầng bê tông.
- Cân nhắc kỹ loại đầm phù hợp cho đặc trưng kết cấu bê tông khác nhau. Như đầm bàn cho sàn hoặc đầm dùi cho cột và dầm, đầm bàn cho sàn.
- Lưu ý luôn tiếp diễn quá trình đổ bê tông cột nhằm đảm bảo tiến độ thi công dự án. Và tránh những sai sót xảy ra trong lúc đổ bê tông cột. Áp dụng nguyên tắc đổ liên tục cho những bê tông có chiều cao <5m và tường thường có chiều cao <3m.
- Đặc biệt không nên thực hiện đổ bê tông cột vào thời tiết xấu.
Sau khi hoàn tất đổ bê tông
Lúc này, quy trình đổ bê tông cột gần như đã được hoàn tất. Nhiệm vụ của người thợ bây giờ là điều chỉnh lại vị trí cốt thép cho phù hợp (vị trí tim cột). Để không gây ra sự cố lệch tim, mất thời gian và ảnh hưởng tới chất lượng cho giai đoạn chỉnh sửa sau này.