Tiêu chuẩn nối thép trong xây dựng là gì? Có những phương pháp nối thép nào? Sau đây là kiến thức thú vị bạn không nên bỏ lỡ.
Việc nối cốt thép trong dầm cột là điều đặc biệt quan trọng, nó tác động đến khả năng chịu lực của cột dầm. Tuy nhiên nhiều người vẫn chưa biết được phương pháp và tiêu chuẩn nối thép trong xây dựng như thế nào đạt tiêu chuẩn nhất.
Các phương pháp nối thép trong xây dựng
Có nhiều cách để nối thép trong xây dựng được áp dụng. Bên dưới sẽ có 4 phương pháp cơ bản để bạn tham khảo.
Thủ công
Đây là cách thực hiện đơn giản và có thể thực hiện ngay tại công trình. Nối thép thủ công được áp dụng khá rộng rãi khi sử dụng thép ở cường độ cao mà không thực hiện được bằng cách nối hàn. Để cho các mối nối chắc chắn hơn thì khi nối, buộc cần phải tiến hành chồng hai đầu thanh thép lại với nhau. Sau đó dùng thép 1mm để buộc thép lại.
Cách nối thép này chỉ nên áp dụng với các cốt thép đường kính nhỏ hơn 16mm. Còn với cốt thép trơn thì cần phải uốn móc thép 180 độ ở hai đầu. Đồng thời việc nối buộc này cũng chỉ nên áp dụng với những kết cấu nằm ngang như dầm, sàn, móng. Không nên áp dụng ở kết cấu đứng như cột hay tường. Để đảm bảo an toàn thì bê tông cần đạt được cường độ thiết kế, như vậy mới cho cốt thép nối tham gia chịu lực được.
Hàn điện
Phương pháp nối thép bằng hàn điện này được áp dụng công nghệ tiên tiến. Đây cũng là cách thực hiện bắt buộc đối với các thép có đường kính lớn hơn 16mm. Cách nối thép này sẽ lợi dụng quá trình biến đổi điện năng thành nhiệt năng để tạo mối hàn. So với cách nối truyền thống thì cách này giúp thanh thép có khả năng chịu lực tốt hơn, thời gian hàn nhanh chóng.
Hiện nay có 3 phương pháp hàn điện đó là hàn điểm tiếp xúc, hàn hồ quang, hàn đối đầu. Trong đó hai cách được sử dụng thông dụng nhất đó là hàn hồ quang và hàn điện trở. Thông tin cụ thể về hai loại này như sau:
Phương pháp hàn hồ quang
Đây là phương pháp sẽ dùng que hàn, một cực nguồn điện hàn để nối trực tiếp với cốt thép cần hàn. Cực còn lại sẽ được nối que hàn qua cặp hàn. Khi chạm que hàn vào cốt thép trong thời gian nhất định. Ở giữa cốt thép và que hàn sẽ tạo tia hồ quang điện. Mối hàn sẽ được sinh ra sau khi dòng điện ngắt.
Cách hàn hồ quang này sẽ phải phụ thuộc vào tay nghề của thợ hàn. Năng suất cao nhưng lại khá tốn thép nối. Mối hàn tốt là mối hàn bằng kim loại đồng đều hoặc đông đặc. Mối hàn không được có khe nứt, kẽ hàn, khi thử gõ vào cho âm thanh giòn, chắc chắn.
Phương pháp hàn điện trở
Cách hàn điện trở được ứng dụng bằng nguyên lý khi có dòng điện đi qua vật dẫn thì nhiệt lượng sẽ sinh ra tỷ lệ với điện trở bà bình phương cường độ dòng điện. Để áp dụng phương pháp này thì mối hàn giữa hai mác thép phải cách nhau một khe hở nhỏ để tạo được điện trở. Đây là điểm phát sinh ra nhiệt lượng cực lớn nhằm đốt cháy vật hàn. Sau khi dòng điện đã ngắt thì thực hiện ép chặt hai vật hàn lại với nhau.
Điểm nổi bật của phương pháp này đó là đem đến năng suất cao. So với cách nối thép bằng hàn hồ quang thì năng suất của hàn điện cao hơn 3-4 lần. Giá thành của mối hàn cũng rẻ hơn, không cần sắt nối để tiết kiệm mác thép. Không tạo ra đoạn thừa phế liệu giúp tiết kiệm cốt thép và không cần dùng đến que hàn.
Tiêu chuẩn về nối thép trong xây dựng trong các trường hợp
Bên cạnh việc tìm hiểu các phương pháp để nối thép thì bạn cũng cần tìm kiếm các tiêu chuẩn nối thép trong xây dựng. Cụ thể các tiêu chuẩn bao gồm:
Nối thép dầm
Đối với nối thép dầm thì có thể ứng dụng theo cách buộc truyền thống. Cụ thể:
- Thép phải có gờ đảm bảo cùng mặt cắt không được nối quá 50% lượng thép.
- Không thực hiện nối thép ở những vị trí chịu lực lớn và những vị trí uốn cong. Ở những nơi chịu lực lớn sẽ không được thực hiện nối thép để tránh việc bị tuột, rất nguy hiểm.
Nối thép cột
- Với loại thép có gờ thì ở cùng một mặt cắt không được nối quá 50% lượng thép.
- Các vị trí phải chịu lực lớn và những nơi cần uốn cong thì không thực hiện nối thép mà phải hàn điện.
- Ở các công trình dân dụng thì chân cột nhà và đầu cột là hai vị trí phải chịu lực lớn nhất. Vì vậy không nên thực hiện nối thép cột để tránh bị ruột mối buộc.
Nối thép sàn
Về cơ bản thì nối thép sàn cũng cần phải tuân thủ theo quy định như nối thép dầm. Bởi vì sàn bê tông cốt thép có bản chất khá giống như đoạn dầm. Điều cần chú ý nhất đó là không thực hiện nối thép ở những điểm, khu vực phải chịu lực lớn.