Khi thực hiện các công trình một bộ phận không thể thiếu, đáp ứng được toàn bộ hệ thống công trình được thực hiện một cách thành công, đúng tiến độ đó chính là nhà thầu. Có 2 kiểu nhà thầu phổ biến hiện nay là nhà thầu chính và nhà thầu phụ. Vậy tỷ lệ hợp đồng nhà thầu chính – phụ và đâu là giá trị tối đa dành cho nhà thầu phụ? Tất cả sẽ được giải đáp trong bài viết dưới đây!
Tỷ lệ hợp đồng nhà thầu chính – phụ
Tỷ lệ công việc thầu chính và thầu phụ được thực hiện sẽ do thoả thuận của nhà thầu chính và nhà thầu phụ dựa trên cơ sở yêu cầu của chủ đầu tư.
Đối với từng gói thầu, tùy theo quy mô, tính chất, chủ đầu tư sẽ quy định tỷ lệ sử dụng thầu phụ được sử dụng để thực hiện gói thầu nhằm đảm bảo công trình được thực hiện đúng tiến độ, đảm bảo chất lượng công trình.
Khi tham gia dự thầu, nhà thầu chính phải thực hiện kê khai danh sách nhà thầu phụ. Nhà thầu phụ đặc biệt sẽ tham gia hạng mục công trình nào trong hồ sơ tham gia dự thầu hay hồ sơ đề xuất.
Tuy nhiên Điều 89 Luật đấu thầu 2013 có quy định về các hành vi bị cấm trong đấu thầu bao gồm các hành vi chuyển nhượng thầu. Theo đó chuyển nhượng thầu gồm có:
- Việc nhà thầu chuyển nhượng phần công việc trong gói thầu cho nhà thầu khác có giá trị từ 10% trở lên hoặc là trường hợp dưới 10% nhưng có giá trị giao thầu trên 50 tỷ đồng tính trên giá hợp đồng của các bên sau khi đã trừ đi phần công việc thuộc trách nhiệm của nhà thầu phụ
- Việc chủ đầu tư đồng ý cho nhà thầu chuyển nhượng phần công việc thuộc trách nhiệm thực hiện của nhà thầu. Đây là những hành vi mà pháp luật nghiêm cấm. Do đó, chủ đầu tư, nhà thầu cần tránh vi phạm trong quá trình thực hiện hợp đồng.
Giá trị tối đa dành cho nhà thầu phụ
Luật đấu thầu năm 2013 vẫn chưa có những quy định rõ ràng hay văn bản hướng dẫn về vấn đề nhà thầu chính và thầu phụ chia tỷ lệ phần trăm hợp đồng chính xác là bao nhiêu; hay giá trị tối đa dành cho nhà thầu phụ như thế nào mà chỉ quy định quyền của nhà thầu chính là có quyền sử dụng nhà thầu phụ để thực hiện gói thầu thầu và tỷ lệ như thế nào thì hoàn toàn dựa trên sự thỏa thuận của thầu chính, thầu phụ và thầu chính với thầu phụ sẽ ký kết hợp đồng với nhau quy định quyền và nghĩa vụ của các bên.
Bởi vậy, nhà thầu chính cần phải xem xét kỹ lưỡng năng lực, kinh nghiệm của nhà thầu phụ để thoả thuận phần công việc. Tỷ lệ công việc để đáp ứng được gói thầu đó tránh những rủi ro xảy ra khi nhà thầu phụ không đáp ứng được, cũng chính vì trách nhiệm này mà pháp luật đã không quy định cứng nhắc về tỷ lệ phần trăm công việc giữa nhà thầu chính và nhà thầu phụ mà cho phép nhà thầu, chủ đầu tư dựa trên cơ sở tính chất của gói thầu mà tự đưa ra tỷ lệ giữa thầu chính và thầu phụ. Nhà thầu phụ sẽ phải chịu trách nhiệm đối với nhà thầu chính.
Thực hiện thanh toán hợp đồng xây dựng
Căn cứ theo Điều 19 Nghị định 34/2015NĐ-CP quy định chi tiết về hợp đồng xây dựng có quy định như sau:
Khi các bên đã ký kết hợp đồng xây dựng; thì sau phần nghĩa vụ thực hiện hoàn thiện công trình; thì một trong những công việc không thể thiếu đó là thực hiện thanh toán hợp đồng; sau khi thực hiện xong phần công việc hay do thỏa thuận của các bên. Việc thanh toán hợp đồng xây dựng phải phù hợp với từng loại hợp đồng, điều kiện ghi trong hợp đồng cũng như giá đã thỏa thuận trong hợp đồng.
Thời hạn thanh toán, số lần thanh toán, các giai đoạn thanh toán; quy định về số lần thanh toán, điều kiện thực hiện thanh toán; cũng như hồ sơ thanh toán sẽ do hai bên thỏa thuận; và buộc phải lam theo thỏa thuận đó trừ trường hợp hai bên có thỏa thuận khác; và có thể hiện trong phụ lục hợp đồng.
Nếu không có thỏa thuận khác thì bên giao thầu phải thực hiện thanh toán; đầy đủ theo từng lần thanh toán sau khi đã trừ phần tạm ứng; và tiền bảo hành công trình; nếu có cho bên nhận thầu công trình, nếu vi phạm mà không thương lượng thỏa thuận được; thì bên nhận thầu có thể thực hiện khởi kiện ra tòa để tòa án giải quyết.
Nếu đến kỳ thanh toán rồi mà các bên chưa đủ điều kiện để thanh toán; đúng như thỏa thuận trong hợp đồng; thì vẫn có thể thực hiện tạm thanh toán, khi có đủ điều; thì bên giao thầu có nghĩa vụ thanh toán đầy đủ cho bên nhận thầu theo như đã thỏa thuận.
Mỗi loại hợp đồng sẽ có tỷ lệ thanh toán khác nhau như hợp đồng trọn gói; khi thanh toán không bắt buộc có xác nhận khối lượng hoàn thành chi tiết; sẽ thanh toán theo tỷ lệ phần trăm giá hợp đồng hoặc hạng mục công trình; khối lượng công việc theo từng giai đoạn đã thỏa thuận trong hợp đồng, giá công trình.
Nếu là hợp đồng theo đơn giá điều chỉnh hay đơn giá cố định; thì sẽ được bên giao thầu thanh toán dựa trên khối lượng thực tế hoàn thành; đã được nghiệm thu kể cả khối lượng có tăng hay giảm theo từng lần thanh toán; và theo đơn giá đã thỏa thuận trong hợp đồng hay đơn giá; đã được điều chỉnh theo sự thỏa thuận của hai bên.
Trường hợp là hợp đồng theo thời gian thì vấn đề thanh toán sẽ được thực hiện như sau; chi phí liên quan do các bên thỏa thuận trong hợp đồng; và nhân với với thời gian làm việc thực tế; chi phí chi trả cho chuyên gia thì sẽ căn cứ trên hợp đồng thuê chuyên gia ;có thỏa thuận về mức lương.
Bên cạnh đó còn các chi phí khác thì sẽ được chi trả theo thỏa thuận trong hợp đồng.
Thời hạn thanh toán sẽ thực hiện theo sự thỏa thuận của các bên trong hợp đồng; tùy theo tính chất và quy mô của từng hợp đồng, tuy nhiên thời hạn thanh toán; không được quá mười bốn ngày làm việc kể từ ngày bên giao thầu; đã nhận được đầy đủ hồ sơ thanh toán phù hợp theo sự thỏa thuận của hai bên.
Khi đã nhận được đầy đủ hồ sơ hợp lệ của bên nhận thầu; thì trong thời hạn bảy ngày làm việc bên giao thầu có nghĩa vụ phải làm thủ tục; và thực hiện chuyển đề nghị thanh toán sang bên Kho bạc nhà nước; hay ngân hàng phục vụ việc thanh toán. Khi kho bạc nhà nước hay bên ngân hàng thực hiện việc thanh toán; nhận được giấy đề nghị thanh toán của bên giao thầu thì trong thời hạn bảy ngày làm việc; phải chuyển đầy đủ giá trị thanh toán cho bên nhận thầu theo giấy đề nghị bên giao thầu.
Đối với những công trình thực hiện theo vốn vay ODA ;hay của tổ chức tín dụng nước ngoài sẽ được thực hiện việc thanh toán; theo Điều ước quốc tế kể cả thời hạn thanh toán cũng như quy trình thanh toán.